VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ LUẬT AN NINH MẠNG
CỦA VIỆT TÂN!
Đã hơn 5 tháng kể từ khi Luật An ninh mạng chính thức được thông qua
tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Thế nhưng đến nay trên các trang mạng xã
hội và một số đối tượng “quen mặt” lâu nay tung ra những bài viết có ý đồ xấu
vẫn tiếp tục cố tình suy diễn mục đích và một số quy định của luật này. Mới
đây, trên trang Việt Tân lại tiếp tục “gào thét” qua bài viết “Việt An ninh –
Diệt an toàn” với những luận điệu xuyên tạc khiến người dân hoang mang.
Trước hết, bài viết này cho rằng “Luật An ninh mạng Việt Nam lạc
lõng giữa thế giới văn minh” thì có lẽ tác giả viết bài này không biết, người
dân Việt Nam giờ nhạy lắm, họ biết chắt lọc, kiểm chứng thông tin. Chỉ cần một
thao tác nhỏ trên Google là có thể tìm được không chỉ có Việt Nam mà có tới 138
quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng trong đó có các nước phát triển như Mỹ,
Đức, Singapore, Nhật Bản, Australia… Vậy thì Việt Nam có lạc lõng so với thế
giới?
Thứ hai, cho rằng “Luật An ninh mạng tạo ra sự lộng hành cư cơ quan
an ninh” rồi “bây giờ bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam đều
phải có sự đồng ý của Cục An ninh mạng, Bộ Công an”,thì người viết bài này cần
tìm hiểu kĩ trước khi phát ngôn như vậy. Còn nhớ, Trung tướng Hoàng Phước
Thuận, nguyên Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao
(trước đây là Cục An ninh mạng) đã khẳng định: “Ai đó tung tin rằng cơ quan an
ninh giám sát tất cả tài khoản cá nhân nhưng chắc chắn không có chuyện đó.
Trong bộ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự đều nêu rất rõ khi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật thì cơ quan chức năng mới được quyền điều tra. Từ dấu hiệu vi phạm
pháp luật đó, cơ quan chức năng về an ninh mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
có trách nhiệm thẩm định tài liệu xem có đúng vi phạm không và đề nghị các
doanh nghiệp viễn thông, internet cung cấp các thông số cần thiết”. Điều này có
thể hiểu là, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao chỉ có
quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ
điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông
tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và Cục An ninh mạng và phòng chống tội
phạm công nghệ cao không thể can thiệp. Với quy định này thì Bộ Công an không
thể trở thành một “siêu quyền lực” có thể giám sát và theo dõi mọi thông tin cá
nhân của người dùng mạng như bài viết trên xuyên tạc được.
Trong khi đó, theo tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edwward Snowden,
thì Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server
của một loạt các hãng lớn, như Facebook, Google, Microsoft, Appe, Yahoo,
PalTalk, Youtube, Skype, AOL… để theo dõi các hoạt động internet trên toàn thế
giới. Điều này khiến dư luận thắc mắc, vì sao các đối tượng liên tục phản đối
Luật An ninh mạng của Việt Nam, mà không thấy lên tiếng khi Mỹ vi phạm quyền
riêng tư của người dùng internet trên toàn thế giới?
Còn với việc cho rằng “bây giờ bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ
internet tại Việt Nam đều phải có sự đồng ý của Cục An ninh mạng, Bộ Công an”.
Vẫn biết là các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh về lĩnh vực công nghệ thông
tin muốn hoạt động phải đáp ứng nhiều điều kiện kinh doanh và thực hiện thêm
các giấy phép khác nhau. Tuy nhiên, cứ thử suy nghĩ như người dân bình thường,
khi bạn muốn mua một thứ hàng nào đó, thì điều đầu tiên có lẽ ai cũng muốn đó
là sản phẩm đạt chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, chứ không phải mua về dùng
được mấy bữa lại hỏng đem đi sửa chữa, bảo hành. Nguy hiểm hơn như lời của Tiến
sỹ Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội phía Nam của Hiệp hội An toàn thông tin
Việt Nam đã nói: “Có những công ty an ninh mạng kém chất lượng, thậm chí chỉ
biết trục lợi, làm dịch vụ hai chiều, kiểu được doanh nghiệp này thuê để đánh
công ty đối thủ (phát tán mã độc, tấn công phá hoại, lấy cắp dữ liệu kinh
doanh…) hoặc chính công ty an ninh mạng cài cắm mã độc cho doanh nghiệp rồi hợp
tác giải cứu sau đó”. Vậy nên, việc đánh giá chất lượng sản phẩm an ninh mạng
theo tiêu chuẩn là điều cần thiết và nhất là có lợi cho người tiêu dùng.
Thứ ba, cho rằng: “Luật An ninh mạng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cho
giới cầm quyền”, lập luận này hoàn toàn là bịa đặt và xuyên tạc. Bởi theo quy
định của Luật An ninh mạng ra đời để bảo vệ người dân khi tham gia hoạt động
trên không gian mạng với điều 17 “sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động
gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, tổ chức, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư trên không gian mạng…”; điều 18 “giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt
động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng,
tài khoản ngân hàng…”; điều 19 “trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động
tấn công mạng, như phát tán mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…”
Theo như nhiều chuyên gia cho biết hai ông lớn Facebook, Google được
ví như những cột thu lôi, bởi họ có được mọi dữ liệu của khách hàng thông qua
việc người dùng nhập thông tin khi đăng ký tài khoản, hay chỉ cái click chuột
vào nút like, tìm kiếm bất cứ thứ gì trên mạng xã hội. Nói một cách dễ hiểu là
khi lướt web, dạo một vòng Facebook bạn sẽ liên tục nhìn thấy các mẫu quảng cáo
với những mặt hàng giống với sản phẩm mà mình tìm kiếm; Hay điện thoại của
chúng ta bị dội bom bởi những tin nhắn rác, lời giới thiệu sản phẩm mà mình có
ý định mua, cứ như là đọc được ý nghĩ của mình vậy, nhưng thực ra chúng ta đang
bị theo dõi.
Cứ thử nghĩ xem, một ngày nào đó thông tin về tài khoản Facebook của
chúng ta bị đánh cắp thì điều gì sẽ xảy ra? Các bạn có đảm bảo rằng, khi bị mất
tài khoản hình ảnh của mình không bị đăng tải, lan truyền trên các diễn đàn
“bẩn” hay không? Chưa hết, từ tài khoản mạng xã hội, các tin tặc sẽ lần mò đến
số điện thoại, địa chỉ email, tiếp theo là tài khoản ngân hàng, địa chỉ nhà…
Lúc đó lại không biết kêu ai để đòi lại tài khoản, bồi thường thiệt hại, danh
dự, nhân phẩm của mình, và nếu có gõ cửa tới nhà nước thì cơ quan chức năng
cũng không thể nhúng ta vào giải quyết.
Chính vì chưa tìm hiểu văn bản chính thức của Luật An ninh mạng mà
lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, bị bóp méo, xuyên tạc, thậm chí bịa đặt
được phát ra từ “bộ máy truyền thông” là các đối tượng chống phá nhà nước, đã
khiến người dân bị kéo vào vòng xoáy hỗn độn thông tin. Cần hiểu rằng, bộ luật
nào ra đời cũng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của người dân và dân
tộc. Vậy nên, để phán xét về Luật An ninh mạng thì thiết nghĩ chúng ta nên tìm
đọc để hiểu kỹ và có cái nhìn đúng hơn về bộ luật này.
Tiến thắng
Nhận xét
Đăng nhận xét